Phẫn nộ xe tải 'hiên ngang' chạy ngược chiều trên quốc lộ
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...Sóc Trăng: Bắt quả tang 4 nghi phạm tàng trữ, sử dụng ma túy
Ngày 13.3, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành văn bản chấn chỉnh tình trạng chậm trễ trong xử lý thủ tục hành chính (TTHC) sau khi dữ liệu từ Cổng dịch vụ công quốc gia cho thấy nhiều sở, ngành và địa phương vẫn để xảy ra tình trạng hồ sơ quá hạn trong tháng 2.2025.Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận và giải quyết TTHC, UBND tỉnh Quảng Bình đã liên tục đưa ra các văn bản nhắc nhở, nhưng tình trạng chậm trễ vẫn chưa được khắc phục triệt để. Theo báo cáo mới nhất, nhiều lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các sở và UBND cấp huyện có tỷ lệ hồ sơ quá hạn vượt mức 5%, gây ảnh hưởng đến chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.Đặc biệt, lĩnh vực xây dựng của Sở Xây dựng có đến 28,17% hồ sơ quá hạn. Kế đến là lĩnh vực tài nguyên và môi trường của Sở Nông nghiệp và Môi trường lên đến 23,7%. Bên cạnh đó, các sở Tài chính, Nội vụ, Y tế, Công thương và nhiều địa phương khác cũng bị yêu cầu giải trình về tình trạng này.Trước tình hình đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nhanh chóng rà soát, xử lý dứt điểm các hồ sơ tồn đọng trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia. Kết quả thực hiện phải được báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 25.3.Ngoài ra, nếu hồ sơ bị chậm trễ do lỗi kỹ thuật hoặc lỗi đồng bộ dữ liệu, các đơn vị phải tổng hợp danh sách, xác định rõ nguyên nhân và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để khắc phục nhanh chóng. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hỗ trợ các sở, ngành trong việc xử lý các sự cố kỹ thuật.Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình được giao nhiệm vụ giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện và đánh giá kết quả của các sở, ban, ngành cũng như UBND cấp huyện. Tất cả các cơ quan, đơn vị liên quan phải nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, đảm bảo kỷ luật hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Giá vàng hôm nay 29.4.2024: Giảm nhẹ nhưng vẫn đắt hơn thế giới gần 14 triệu đồng
Ngày 20.1, UBND Q.Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) hoàn thành trang trí vườn hoa xuân phía bắc ngọn Thủy Sơn thuộc di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn.Vườn hoa xuân nằm ở vị trí ngã tư đường Lê Văn Hiến, Phạm Hữu Nhật (P.Hòa Hải) với tổng mức đầu tư hơn 1,8 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách thành phố hơn 1,2 tỉ đồng, còn lại vận động xã hội hóa (Công ty CP Đô thị FPT Đà Nẵng tài trợ 400 triệu đồng, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Silver Shore tài trợ 200 triệu đồng).Sau hơn nửa tháng khẩn trương triển khai, vườn hoa xuân đã hoàn thành, tạo ra điểm check-in lung linh trong sự háo hức của người dân địa phương và du khách những ngày tết cổ truyền của dân tộc.Vườn hoa xuân có 9 mô hình thiết kế đặc sắc, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, màu sắc đa dạng rực rỡ, được trang trí khéo léo từ nhiều loại hoa như mai, cúc, vạn thọ, mâm xôi, trạng nguyên, ngọc thảo, hướng dương… cùng với biểu tượng linh vật rắn của năm Ất Tỵ 2025.Đại diện đơn vị thi công, ông Phan Đình Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh tổng hợp Thuận Phát, cho biết những tác phẩm rắn, thuyền, bồn hoa, trái tim, xe lam, xe đạp, hoa mai, đào kết hợp các loại hoa cúc, thược dược, hướng hương… nhiều màu sắc, chủ đạo là sắc đỏ, hồng tượng trưng cho sự may mắn.Trung tâm vườn hoa có mô hình cánh buồm hướng ra Biển Đông, mang ý nghĩa lời chúc "thuận buồm xuôi gió" gửi đến mọi người, mọi nhà. Bên cạnh đó là các tiểu cảnh tái hiện không khí tết xưa do Ban quản lý Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn thực hiện, tạo nên không gian tươi tắn, rực rỡ, nhiều màu sắc và đầy sức sống của mùa xuân mới.Cô giáo Lê Thị Thu Thảo (P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) chia sẻ mong muốn không chỉ riêng thời điểm đón xuân mới mà thành phố cần có thêm nhiều vườn hoa, để người dân có thêm khu vui chơi giải trí, nâng cao đời sống tinh thần.Ông Nguyễn Hòa, Chủ tịch UBND Q.Ngũ Hành Sơn, cho biết vườn hoa xuân tại di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn không chỉ là không gian vui chơi, điểm vui xuân giải trí mà còn mang những giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần của người dân địa phương, gửi gắm những khát vọng Ngũ Hành Sơn vươn cao, vươn xa, hội nhập và phát triển.
Đội bóng Trường ĐH Thể dục thể thao (TDTT) Đà Nẵng đã có hành trình ấn tượng ở vòng đấu bảng. Đại diện miền Trung đánh bại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) dù phải chơi thiếu người trong cả hiệp 2i, sau đó thắng tiếp Trường ĐH Văn Hiến với thế trận tấn công vượt trội. Ở trận cuối, Trường ĐH TDTT Đà Nẵng chỉ tung vào sân đội hình dự bị nhưng cũng có màn rượt đuổi kịch tính với tỷ số chung cuộc 3-3 với một đội bóng mạnh là Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa.Ở trận tứ kết, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng có lực lượng mạnh nhất, khi nhiều cầu thủ trụ cột đã lấy lại thể trạng sung mãn. HLV trưởng Trần Trung Kiên cho biết: "Tất cả các đội dự vòng chung kết, đặc biệt là vào đến tứ kết thì đội nào cũng đáng gờm. Tuy nhiên, mục tiêu của chúng tôi vẫn là cố gắng, quyết tâm chơi tốt từng trận một. Trước giải, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng muốn vượt qua thành tích mùa trước (dừng chân ở vòng bảng). Còn vào lúc này, chúng tôi đặt mục tiêu thắng trận tứ kết để vào bán kết và có huy chương".Phía ngược lại, điểm sáng hiếm hoi mà đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng thể hiện được là những miếng đánh bóng bổng nhờ dàn cầu thủ có thể hình tốt. Các bàn thắng mà chủ nhà ghi vào lưới đội ĐH Huế hay Trường ĐH Quy Nhơn đều từ tình huống tạt cánh đánh đầu. Đây sẽ là vũ khí đội chủ nhà kỳ vọng để gây bất ngờ trước đối thủ được đánh giá cao hơn là Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.Trước đối thủ mạnh, Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn rất quyết tâm thắng trận tứ kết. HLV Nguyễn Đình Long chia sẻ: "Đánh giá cao đối thủ, nhưng chúng tôi cũng đã chuẩn bị kỹ càng. Tôi động viên cầu thủ cứ ra sân chiến đấu hết mình và tìm kiếm niềm vui. Mong rằng với sự ủng hộ của khán giả nhà, đội sẽ làm nên chuyện".
Vụ 300 khách bị bỏ rơi ở Phú Quốc: Lùm xùm xử phạt công ty Việt Nam
Bà Lưu Kiều Loan (43 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang), kể có lần bà đang ăn tiệc cùng mọi người thì có người livestream, vô tư lia điện thoại, khiến bà rơi vào tình thế khó xử.